Thiến heo là một công việc khá phổ biến trong những trại chăn nuôi. Vậy tại sao lại phải thiến heo, cách thực hiện như thế nào? Sau khi thiến lợn con cần phải lưu ý những điều gì? Hãy cùng Vovivet tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé.
Mục lục bài viết
Tại sao phải thiến lợn con?
Nếu các chủ chăn nuôi với các trang trại quy mô lớn, với số lượng heo quá nhiều thì họ chỉ cần để lại 1–2 con heo đực để làm giống. Số còn lại sẽ đem thiến sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Bởi heo sau khi thiến sức ăn sẽ nhiều hơn mà từ đó gia tăng trọng lượng nhanh hơn, rút ngắn được thời gian xuất chuồng. Nhờ đó mỗi năm chủ chăn nuôi có thể nuôi được nhiều lứa heo hơn.
Ngoài ra việc thiến heo khiếm chúng thuần tính hơn, không nghịch ngợm hay phá phách khi bị nhốt trong chuồng quá lâu. Nhờ vậy mà quá trình nuôi nấng, chăm sóc, vệ sinh diễn ra dễ dàng hơn. Heo sẽ không còn cắn nhau, phá máng ăn hay gặm tường. Thay vào đó là sẽ ngoan ngoãn ăn ngủ để quá trình trao đổi chất hiệu quả hơn.
Đặc biệt theo nghiên cứu của các chuyên gia, những chú heo được thiến sẽ có loại thịt ngon hơn, không có mùi hôi và đảm bảo chất lượng. Từ đó giúp cho người chăn nuôi có một mức giá bán cao hơn.
Kỹ thuật thiến lợn con diễn ra như thế nào?
Chắc hẳn ít người biết cách thiến lợn đực con theo đúng kỹ thuật để giúp quá trình thiến diễn ra nhanh chóng và không làm heo con bị đau. Hãy cùng chuẩn bị dụng cụ và làm theo hướng dẫn dưới đây:
Dụng cụ cần chuẩn bị:
- Dao thiến heo với lưỡi dao mỏng, sắc bén.
- Giá đỡ thiến heo
- Một chiếc kẹp
- Kim chỉ may vết mổ
- Kháng sinh Amox, cồn sát trùng
- Găng tay, ghế ngồi, khăn lau
- Khay đựng
Kỹ thuật thiến heo con bằng dao mổ
- Bước 1: Giữ heo cố định, tránh heo giãy giụa ảnh hưởng đến quá trình thiến. Có thể kẹp heo con vào chân hoặc đặt heo lên giá đỡ thiến để cố định heo con dễ dàng hơn.
- Bước 2: Đeo găng tay, dùng deo mổ đã khử trùng, rạch một đường khoảng 0,4 cm trên cà của heo. Sau đó dùng tay hoặc kẹp để lấy cà ra ngoài, rồi để gọn trong khay đựng.
- Bước 3: Dùng cồn sát trùng lại vết thương, sau đó dùng kim chỉ khâu vết thương lại. Quá trình này cần thực hiện nhanh chóng, dứt khoát, tránh làm đau heo con.
- Bước 4: Tiêm kháng sinh Amox với liều lượng 0,5 cc/ con để giúp kháng viêm, tránh nhiễm trùng vết thương.
- Bước 5: Thực hiện các bước theo dõi và chăm sóc heo con sau khi thiến.
Kỹ thuật thiến heo con bằng kéo
- Cách thiến lợn bằng kéo cũng tương tự như cách thiến bằng dao mổ chuyên dụng. Điểm khác biệt duy nhất chính là kỹ thuật dùng dao sẽ rạch chính giữa bao tinh hoàn còn dùng kéo sẽ cắt tại phần mô bì. Các bước thực hiện như sau:
- Thực hiện giống bước 1 ở cách thiến keo bằng dao mổ.
- Bước 2: Đeo găng tay y tế, bóp cho phần tinh hoàn của heo trồi lên. Phân nếp nhăn trên da sẽ là nơi mà bạn dùng kéo trực tiếp cắt vào. Làm lần lượt ở từng bên “quả cà” của heo con cho đến khi chúng được lấy ra hoàn toàn.
- Thực hiện tiếp các bước 3 – 4 – 5 của cách thiến heo bằng dao.
Cách chăm sóc heo sau thiến đúng chuẩn
Cách thiến heo con cho dù có thực hiện thuần thục đến đâu cũng ít nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng. Vậy nên sau khi thiến xong, heo con cần được chăm sóc một cách cẩn thận và kĩ càng.
- Trước tiên, phải kiểm tra vết thương thường xuyên bằng cách bôi cồn sát trùng mỗi ngày. Đảm bảo cho vết thương nhanh khô và mau liền sẹo. Đối với những heo con có vết thương lâu lành nên theo dõi và tiêm kháng sinh ngay để tránh nhiễm trùng. Vết thương nhiễm trùng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của heo, thậm chí là gây tử vong.
- Ngoài ra, phải lưu ý trường hợp vết thương có hiện tượng sưng đỏ, có mủ, chảy dịch thường xuyên, viêm loét hay lợn bị sốt, ăn ít hoặc bỏ ăn. Khi đó, cần báo ngay với bác sĩ thú y để được can thiệp kịp thời.
- Bên cạnh việc kiểm tra vết thương liên tục, sau khi thiến cần chuẩn bị chuồng mới sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát cho heo ở. Để tránh vi khuẩn hay nấm có thể xâm nhập vào cơ thể qua vết thương. Đặc biệt tránh để phân hay nước tiểu dính vào vết thương không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe heo con.
- Cuối cùng, nên điều chỉnh chế độ ăn uống cho heo mới thiến xong để tăng sức đề kháng, giúp heo phục hồi nhanh. Mỗi bữa ăn nên có thêm rau xanh trong thức ăn và vitamin hòa trong nước cho heo uống.
Những lưu ý khi thiến lợn con mà bạn cần nắm rõ
Để việc thiến lợn con có hiệu quả tốt, không ảnh hưởng đến vòng đời sinh trưởng của heo con, bạn cần nắm rõ những lưu ý sau:
- Không nên thiến heo ở độ tuổi quá già hay quá non. Việc thiến lợn nên được thực hiện khi chúng đủ 4 – 14 ngày tuổi. Đối với giống lợn siêu, nuôi lấy thịt thì sau khi chúng đủ 3 ngày tuổi là đã có thể thiến được. Khi này heo đang phát triển nên sẽ giúp quá trình lành vết thương diễn ra nhanh chóng hơn.4Nên đảm bảo sức khỏe tốt cho heo trước khi thiến. Không nên thiến khi heo mới được mua về, heo bệnh hay mới tiêm các loại vacxin phòng bệnh xong.
- Không để heo ăn no rồi đem thiến. Tốt nhất hãy để heo nhịn đói trước một ngày.
- Trước khi thiến hãy bắt heo sang một chuồng riêng, tránh gây hoảng sợ đến những con heo khác. Lưu ý quá trình chuyển chuồng phải hết sức nhẹ nhàng.
- Tất cả các dụng cụ sử dụng thiến heo phải được vệ sinh đúng cách, sát trùng đầy đủ. Người thiến phải rửa tay sạch và đeo găng tay cẩn thận, tránh gây nhiễm trùng vết thương vừa thiến.
Bài viết với những thông tin cần thiết về cách thiến lợn đực con đã kết lại tại đây. Hy vọng những thông tin mà Voxivet cung cấp thực sự bổ ích đối với bạn đọc. Hãy theo dõi website Voxivet để biết thêm nhiều điều bổ ích về chăn nuôi. Chúc các bạn chăn nuôi hiệu quả và thành công.