Chăn nuôi gà

Hướng dẫn kỹ thuật làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà

hướng dẫn kỹ thuật làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà

Xu hướng làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà ngày càng được phổ biến hơn với bà con. Mô hình nuôi gà với đệm lót sinh học được nhiều chuyên gia khuyến khích sử dụng. Giúp giảm tỷ lệ gà mắc các bệnh nguy hiểm như hen, tiêu chảy… Vậy đệm lót sinh học là gì? Cách làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà ra sao? Cùng Voxivet tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé!

Tìm hiểu về đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà

Đệm lót sinh học là một lớp lót trên bề mặt chuồng chăn nuôi. Lớp đệm bao gồm các nguyên liệu không bị nhũn nước như trấu, mùn cưa, lõi bắp, vỏ bào,… Kết hợp cùng các men vi sinh vật có lợi khác để làm nên một lớp lót sinh học. Khi chất thải như phân hay nước tiểu của gà rơi trên nền chuồng sẽ được các vi sinh vật xử lý.

tìm hiểu về đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà

Đồng thời đệm lót còn giúp bảo vệ và ngăn ngừa các bệnh thường gặp ở gà. Chúng giúp ức chế và tiêu diệt sự phát triển của vi khuẩn có hại và gây mùi hôi. Mang lại môi trường sống trong lành cho gà phát triển tối đa như khi nuôi gà trên cát.

Một số lợi ích khi sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà có thể kể đến như:

  • Đệm lót giúp tiêu hủy phân và nước tiểu của gà. Mùi hôi và khí độc cũng được tiêu diệt triệt để, cải thiện tối đa môi trường sống của gà. Mô hình nuôi gà với đệm lót sinh học có thể áp dụng cho cả khu dân cư. Bà con không cần lo chuồng trại bốc mùi hôi khó chịu, gây ảnh hưởng đến dân cư xung quanh.
  • Người chăn nuôi không cần phải thay chất độn chuồng trong suốt quá trình chăn nuôi. Chi phí làm chất độn chuồng sẽ được giảm xuống mức thấp nhất. Bà con cũng không cần tốn công sức để vệ sinh chuồng trại thường xuyên.
  • Giảm tỷ lệ gà mắc các bệnh như hen, tiêu chảy,… gây chết gà. Giảm tỷ lệ tử vong do bệnh của gà xuống còn 5% đối với gà đẻ và 2% với gà thịt. Bà con không cần tốn công sức và chi phí mua thuốc chữa bệnh cho gà nữa.
lợi ích khi sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
  • Gà được nuôi trên đệm lót sinh học sẽ không mắc các bệnh như thối bàn chân, què chân. Đảm bảo gà phát triển khỏe mạnh, mức độ tăng trưởng cả đàn tốt. Lông gà mượt, thịt chắc và thơm ngon hơn.
  • Môi trường sống của người chăn nuôi cũng sẽ giảm sự ô nhiễm từ chuồng trại. Mang đến không gian sống tốt, cho bà con thoải mái chăn nuôi. Kể cả với những người nuôi gà trong thành phố như nuôi gà trên sân thượng cũng có thể áp dụng đệm lót sinh học.
  • Do không cần phải tốn chi phí thay chất độn chuồng thường xuyên và tỷ lệ gà chết ít. Bà con sẽ thu lời nhiều hơn so với các cách nuôi truyền thống.

Cách làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà

Đệm lót sinh học hiện được rất nhiều bà con chăn nuôi gà áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Bà con có thể làm đệm cho gà từ trấu hoặc kết hợp trấu với mùn cưa hoặc đệm lót sinh học lên men. Mỗi cách làm đệm lót sinh học sẽ phù hợp cho điều kiện chăn nuôi gà khác nhau. Bà con hãy chọn phương pháp phù hợp nhất nhé!

Làm đệm lót từ trấu

Làm đệm lót sinh học từ trấu sẽ rất thích hợp để úm gà hoặc nuôi gà thịt. Quy mô chuồng trại từ 30 – 50m2 là phù hợp nhất. Bà con tiến hành làm đệm lót từ trấu theo các bước sau:

  • Bước 1: Rải trấu lên toàn bộ nền chuồng, độ dày từ 10 – 15cm. Lớp trấu càng dày thì hiệu quả chăn nuôi sẽ càng cao. Sau đó bạn thả đàn gà vào chuồng có lớp đệm.
  • Bước 2: Sau 5 – 7 ngày nuôi gà úm và 1 – 2 ngày nuôi gà thịt bà con nên quan sát nền chuồng. Khi thấy phân đã rải kín thì lấy cào đảo nhẹ lớp đệm lớp sâu khoảng 3cm. Khi thực hiện nên quây gà về một góc để tránh gà bị stress do xáo trộn không gian sống. Dẫn đến hiện tượng gà mổ lông nhau
cách làm đệm lót sinh học từ trấu trong chăn nuôi gà
  • Bước 3: Trộn chế phẩm lên men với những nguyên liệu như: 1 kg chế phẩm BALASA N0 -1 trộn với 5 – 7 kg bột bắp hoặc cám gạo. Cho từ 2 – 3.2l nước sau đó trộn cho hỗn hợp ẩm đều rồi cho vào thùng ủ. Thời gian ủ thường kéo dài từ 2 – 3 ngày. Vào mùa đông thùng ủ cần được đảm bảo nhiệt độ ủ ấm để không làm giảm chất lượng đệm lót.
  • Bước 4: Rắc đều chế phẩm đã được ủ lên bề mặt chất đệm ở chuồng nuôi. Dùng cào tán đều men khắp bề mặt đệm lót sao cho bao phủ toàn bộ chuồng.

Lưu ý là nhiệt độ ở đệm lót luôn nóng ấm nên khi úm gà cần lót đệm kín phía dưới. Bề mặt đệm lót nên để thoáng, tránh nhiệt độ bị tăng quá mức khiến gà khó chịu. Nếu dùng đèn úm gà thì cần treo cao nhất là trong mùa hè nóng bức.

Làm đệm lót từ mùn cưa hoặc kết hợp với trấu

Mùn cưa là nguyên liệu có khả năng hút ẩm rất tốt. Phù hợp làm đệm lót cho quy mô chuồng từ 30 – 50m2. Bà con có thể trộn mùn cưa với trấu để làm đệm lót cho chuồng nuôi gà đẻ trong thời gian dài. Cách làm đệm lót sinh học từ mùn cưa kết hợp với trấu như sau:

  • Bước 1: Rải lớp mùn cưa dày 15cm hoặc hơn lên nền chuồng gà. Nếu kết hợp cùng trấu thì rải khoảng 10cm trấu sau đó rải tiếp 7 – 10cm mùn cưa lên trên.
cach lam dem lot sinh hoc tu mun cua va trau trong chan nuoi ga
  • Bước 2: Nếu mùn cưa bị quá khô bà con có thể phun nước tưới đều lên lớp mùn cưa. Sao cho mùn cưa đạt độ ẩm khoảng 20%. Để biết được mùn cưa đã đủ ẩm chưa bà con hãy dùng tay bốc một nắm mùn cưa để thử. Nếu thấy hạt mùn ẩm nhưng vẫn tơi xốp, không bị vón cục là được.
  • Bước 3: Thả gà vào chuồng nuôi và thực hiện y như bước 2 khi làm đệm lót bằng trấu.
  • Bước 4: Rắc đều chế phẩm men đã được ủ lên bề mặt đệm lót. Dùng tay hoặc cào phân tán đều men trên bề mặt chuồng nuôi.

Một số lưu ý khi sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà

  • Đệm lót sinh học có thời gian sử dung tốt từ 6 – 12 tháng. Đệm lót càng dày thì thời gian sử dụng càng cao. Ngoài ra còn dựa vào chế độ xử lý cũng như bảo dưỡng lớp độn để đệm lót sử dụng được lâu hơn.
  • Mặc dù thời gian sử dụng đệm lót khá lâu nhưng sau mỗi lứa gà. Bà con nên dọn dẹp chuồng trại và thay đệm lót mới. Gà con có hệ miễn dịch rất kém, chúng không có khả năng tự miễn dịch. Việc tiếp xúc với môi trường cũ còn tồn tại vi khuẩn có hại sẽ khiến chúng dễ mắc bệnh, ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng.
  • Sau mỗi 2 – 3 ngày bà con cần xới bề mặt đệm lót để giúp chúng được tơi xốp hơn, phân phân hủy nhanh hơn. Gà nuôi chuồng lồng 2 tầng thì xới tơi lớp đệm 3 ngày/lần. Đối với gà nuôi chuồng lồng 3 tầng thì xới lớp đệm lót 2 ngày/lần. Lưu ý là bà con không nên cào sát nền chuồng mà chỉ nên cào trên bề mặt.
lưu ý khi sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
  • Chuồng cần có mái che để tránh nước mưa đổ vào gây ẩm ướt đệm lót. Luôn giữ đệm lót được khô ráo, thoáng mát để phân được phân hủy tốt.
  • Đệm lót sinh học lên men có sự phân hủy vi khuẩn có hại một cách tự nhiên. Bà con không cần phun thuốc định kỳ lên mặt đệm, điều này dễ gây ẩm ướt bề mặt. Ngoài ra thuốc phun còn vô tình tiêu diệt cả những vi sinh vật có lợi. Làm giảm hiệu quả của đệm lót mang lại trong chăn nuôi gà.
  • Khi đệm lót có mùi hôi thối, khai nước tiểu. Bà con cần xới tơi đệm lót thường xuyên để chuồng thông thoáng. Vào mùa nóng cần mở hết cửa chuồng để thoát hơi nóng, làm mát chuồng nuôi gà. Nếu không có biện pháp chống nóng phù hợp, bà con nên áp dụng phương pháp làm đệm lót lớp mỏng. Độ dày đệm khoảng 5cm, cứ cách 5 – 7 ngày thì thay đệm lót một lần định kỳ.

Đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà được Bộ Nông nghiệp và nhiều chuyên gia khuyến khích sử dụng. Đệm lót sẽ giúp làm giảm tỷ lệ gà mắc bệnh cũng như giảm tỷ lệ tử vong cao. Bà con hãy thử áp dụng ngay và luôn đi nhé! Chúc bà con thành công!

Nếu bà con có nhu cầu tư vấn về thiết kế chuồng trại cũng như mua sắm thiết bị chăn nuôi chất lượng, giá cả phải chăng. Đừng ngần ngại liên hệ trực tiếp với Voxivet qua website Voxivet. Hoặc liên hệ với chúng tôi qua các cách sau:

TƯ VẤN THIẾT KẾ LẮP RÁP CHUỒNG TRẠI VOXIVET

  • 60 Đường số 1, Tân Thạnh, Tân Phú, TPHCM
  • Hotline (24/7): 0888.181.688
  • Email: voxivet@gmail.com

Trả lời