Chăn nuôi gà

Cách úm gà con mới nở mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất

hướng dẫn cách úm gà con đúng kỹ thuật

Úm gà là một kỹ thuật rất quan trọng trong chăn nuôi. Ta cần đảm bảo các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, thức ăn và chế độ chăm sóc hợp lý. Để chúng có thể thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên và nhanh chóng phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Trong bài viết này Voxivet sẽ hướng dẫn quý bà con, các hộ chăn nuôi, chủ trang trại cách úm gà con tốt nhất nhé!

Trước khi úm gà con thì cần chuẩn bị các dụng cụ và trang thiết bị như quây úm, thiết bị sưởi ấm, chất độn chuồng, máng ăn, uống cho gà con

Chuẩn bị quây úm

Quây để úm gà con hay còn gọi là chuồng úm, lồng úm cần được đặt và thiết kế ở một khu riêng biệt. Yêu cầu quây úm cần ấm vào mùa đông và thoáng mát, khô ráo vào mùa hè. Xung quanh lồng úm cần thiết kế rèm che gió, mưa. Đảm bảo không có gió lùa, mưa tạt.

Bà con có thể làm quây úm từ các vật liệu có sẵn tre, nứa, bìa cứng, vải bạt, thùng giấy… Quây thành từng ô, có chiều cao khoảng từ 45 – 50 cm, đường kính từ 1,5 – 2 m, dùng để úm 120 – 200 con gà con.

chuẩn bị quây úm gà con

Tùy theo số lượng gà con mà bạn có thể chia thành từng lô nuôi. Lô nhỏ nuôi khoảng 40 – 50 con, lô lớn nuôi khoảng 250 – 400 con. 

Thiết bị sưởi ấm

Thiết bị sưởi ấm cũng không kém phần quan trọng trong quá trình úm gà con. Hiện nay nhiều người chăn nuôi thường xuyên sử dụng bóng đèn dây tóc hoặc bóng đèn hồng ngoại để úm gà con. Ưu điểm của đèn hồng ngoại là nhiệt lượng tỏa ra cao, đảm bảo an toàn cho gà và tiết kiệm chi phí. Khoảng cách treo đèn úm sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và những biểu hiện của gà con trong lồng úm. Đây là cách giữ ấm cho gà con mới nở cực kỳ quan trọng.

bóng đèn úm hồng ngoại intarhart

Ngoài bóng đèn dây tóc và hồng ngoại, bà con còn có thể sử dụng máy sưởi dầu để sưởi ấm cho gà con. Máy sưởi dầu có khả năng làm ấm nhanh mà không khô da. Không đốt cháy oxy trong không khí. An toàn cho gia súc gia cầm, vật nuôi và đảm bảo môi trường.

máy sưởi dầu

Chọn chất độn chuồng

Chất độn chuồng cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của gà con. Bà con có có thể dùng trấu, mùn cưa, dăm bào… để làm chất độn.

chọn chất độn chuồng để úm gà con

Tuy nhiên cần phải phơi khô, khử trùng bằng formol trước 72 tiếng. Sau đó đem vào rải trong lồng úm trước 12 tiếng khi thả gà con. Độ dày của chất độn chuồng cần khoảng từ 10 – 15 cm là phù hợp.

Chọn máng ăn, máng uống phù hợp

Gà con mới nở thường rất nhạy cảm nên việc lựa chọn khay ăn, máng uống và bố trí sao cho hợp lý rất quan trọng.

chọn máng ăn máng uống phù hợp với gà con

Bà con cần đặt xen kẽ trong lồng úm và đặt ở những vị trí thuận tiện để gà con được cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống.

Kỹ thuật úm gà con

Các yếu tố về mật độ nuôi, độ ẩm, thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đàn gà con trong quá trình nuôi úm. Nếu không được duy trì hợp lý thì trọng lượng xuất chuồng thấp. Giảm tính đồng đều, giảm khả năng chuyển hóa thức ăn, tăng tỷ lệ chết, gà con bị stress, cắn mổ nhau.

Thời gian chiếu sáng

Ánh sáng cũng được xem là một yếu tố quan trọng với gà con trong giai đoạn úm gà. Cung cấp đầy đủ ánh sáng sẽ giúp gà ăn nhiều hơn, kích thích sự phát triển của cơ thể, tăng sức đề kháng.

Thời gian chiếu sáng cho gà tùy thuộc vào chuồng nuôi kín hay hở, mùa hè hay mùa đông. Bạn có thể tham khảo trong bảng sau:

thời gian chiếu sáng

Sau giai đoạn úm, cho gà làm quen với ánh sáng tự nhiên. Vào mùa hè thì sau 14 ngày đã có thể bỏ quây úm để gà đi lại, ăn uống tự do trong chuồng nuôi. 

Mật độ nuôi

Duy trì mật độ trong chuồng nuôi úm gà con sao cho phù hợp với tốc độ tăng trưởng của đàn gà để chúng có đủ không gian thông thoáng nhất. Voxivet gợi ý mật độ nuôi như sau:

mật độ nuôi

Nhiệt độ úm

Tùy theo mùa nắng nóng hay mùa lạnh mà điều chỉnh nhiệt độ úm sao cho phù hợp. Bạn có thể theo dõi đàn gà để biết được nhiệt độ như vậy đã phù hợp hay chưa:

  • Gà tụm lại dưới bóng đèn nghĩa là gà bị lạnh
  • Gà tản ra xa bóng đồng thời thở hổn hển là gà bị nóng
  • Gà dạt về 1 phía của quây úm là gà bị gió lùa
  • Gà tản đều ăn uống, đi lại bình thường là nhiệt độ phù hợp.

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo nhiệt độ úm theo bảng dưới đây để chọn ra nhiệt độ phù hợp:

nhiệt độ úm

Cách chăm sóc gà con để úm nhanh lớn

Để gà con mới nở nhanh lớn và phát triển khỏe mạnh, cần lưu ý đến nhu cầu thức ăn và cách chăm sóc chúng thật cẩn thận.

Thức ăn của gà con khi úm

Nguồn thức ăn của gà con giai đoạn úm khá đơn giản. Bà con có thể tận dụng các loại hạt ngũ cốc, thức ăn có sẵn để nuôi gà con, giảm chi phí như: bột bắp, tấm gạo, bột cá nhạt, bột xương bột sò, cám gạo, premix vitamin.

Thức ăn cho gà nên đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng theo bảng sau:

nhu cầu năng lượng của gà con

Bạn có thể bắt đầu cho gà ăn rau khi gà từ 30 ngày tuổi trở lên. Đối với hộ chăn nuôi không có premix vitamin thì có thể cho gà con ăn rau. Tuy nhiên rau cần phải được rửa sạch, thái thật nhỏ và trộn cùng hạt ngũ cốc hoặc thóc ngâm mọc mầm. Bạn cũng có thể ép rau xanh thái nhỏ trộn cùng với những nguyên liệu trên thành cám viên. Điều này sẽ kích thích gà con ăn nhiều hơn.

Cách chăm sóc gà con khi úm

Khi mới bắt gà về, cho gà uống nước sạch, ấm, bổ sung thêm các thuốc úm gà con như vitamin C, B1, đường glucoza trước khi cho gà ăn. Mỗi ngày thay nước 2 – 3 lần và rửa máng uống sạch sẽ.

Sau 2 – 3 giờ đầu cho gà uống nước thì đổ thức ăn cho gà con. Chú ý nên chọn loại cám đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng theo tiêu chuẩn kỹ thuật, cho gà ăn tự do 4 – 6 lần/ngày. Mỗi lần bổ sung thức ăn mới cần sàng thức ăn cũ để loại bỏ chất độn chuồng và phân lẫn vào thức ăn.

chăm sóc gà con nhanh lớn

Không nên đổ thức ăn dày quá bởi vì gà con vừa ăn vừa bới. Mỗi lần cho gà ăn nên quan sát khả năng ăn của gà để điều chỉnh lượng thức ăn lần sau. Thông thường để kích thích tính thèm ăn và nâng cao tỷ lệ thu nhận thức ăn thì mỗi lần cho gà ăn nên đổ một lượng cám mà gà ăn hết trong vòng 15 – 30 phút, sau đó treo cao hoặc nhấc máng ăn ra ngoài.

Thường xuyên thay nước trong máng uống ít nhất 1 ngày/lần. Máng uống cần được cọ rửa, phơi mắng, tiêu độc sạch sẽ, tránh mùi hôi.

Vệ sinh phòng bệnh cho gà con

Bà con cần chú ý không để chó, mèo, chim hoang… vào chuồng trại nuôi úm gà con.  Theo dõi gà con hàng ngày, kịp thời phát hiện gà bệnh để cách ly và xử lý. Vệ sinh, tiêu độc chuồng nuôi, phát quang bụi rậm xung quanh. Tránh nước đọng xung quanh khu vực nuôi sau cơn mưa

vệ sinh phòng bệnh cho gà con

Đối với chuồng trống đã nuôi đàn gà trước đó thì bà con cần cọ rửa toàn bộ, có thể sử dụng xà phòng hoặc NaHCO3, nồng độ 2 – 3% pha vào nước để rửa. Sau khi rửa thì phun thuốc sát trùng chuồng trại để khử trùng. 

Ngoài ra bà con có thể học hỏi các bài thuốc dân gian như ngâm rượu tỏi cho gà uống hàng ngày. Cho gà uống rượu tỏi hàng ngày sẽ giúp gà tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh rất tốt.

Xem thêm: Cách ngâm rượu tỏi cho gà

Lịch tiêm phòng vaccine cho gà con

Voxivet xin gợi ý lịch tiêm phòng cho gà con cho quý bà con như sau:

lịch tiêm phòng vaccine cho gà con

Cách đánh giá và đo lường hiệu quả trong giai đoạn úm gà

Trong quá trình úm gà con, để đánh giá tốt nhất, bà con cần theo dõi, ghi chép lại. Nếu tỉ lệ và chỉ số cân nặng của đàn gà ứng với các tiêu chuẩn liệt kê dưới đây thì đạt hiệu quả nuôi:

  • Về tỉ lệ sống, chết: số lượng gà con chết sau 7 ngày nuôi không vượt quá 20% tổng số đàn.
cách đánh giá và đo lường hiệu quả trong giai đoạn úm gà
  • Về cân nặng: sau 7 ngày nuôi, gà con sẽ tăng trưởng bằng từ 2,5 – 3 lần đối với gà ri, gà rừng, gà sao, gà ta và tăng trưởng 4 – 4,5 lần đối với gà trắng, gà đông tảo.

Lưu ý quan trọng khi úm gà con

Mùa hè và mùa đông có nhiệt độ và cường độ ánh sáng trái ngược nhau nên quý bà con cần lưu ý một số điểm để úm gà một cách hiệu quả.

Úm gà con vào mùa hè

Mùa hè là mùa có thời tiết nóng bức nên cách úm gà con mùa hè cũng có khác biệt so với những mùa khác. Vào mùa hè rất nóng, do nhiệt độ của môi trường có thể lên đến 35 – 40 độ C nên khi nhiệt độ tăng cao các bạn không cần phải thắp đèn sưởi cho gà nếu không gà sẽ bị nóng quá.

Nếu thấy nhiệt độ khu vực chuồng úm quá cao thì cần có biện pháp che chắn và phun sương để giảm nhiệt cho chuồng úm. Ngoài ra, mùa hè các bạn cũng có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng cho gà sẽ tiết kiệm được chi phí đèn chiếu sáng hơn.

Úm gà con vào mùa hè

Một điểm lưu ý nữa khi úm gà con mùa hè đó là mùi hôi của phân mà gà con thải ra. Do thời tiết nắng nóng nên chuồng úm dễ có mùi ảnh hưởng đến sức khỏe của gà con. Để giảm mùi phân các bạn có thể sử dụng các loại chế phẩm sinh học để giúp phân hủy mùi khi gà con thải phân ra trấu.

Úm gà con vào mùa đông

Úm gà con vào mùa đông trái ngược với úm gà con mùa hè. Vào mùa đông cường độ ánh sáng rất yếu nên các bạn cần chú ý đảm bảo thời gian chiếu sáng đầy đủ cho gà con.

Úm gà con vào mùa đông

Nhiệt độ úm gà con cũng vậy, mùa đông bạn nên điều chỉnh đèn úm ban ngày và ban đêm. Để nhiệt độ úm cho gà luôn đảm bảo không có sự chênh lệch.

Úm gà con cần được thực hiện đúng kỹ thuật để tăng tỉ lệ sống sót, giảm hao hụt. Giúp đàn gà khỏe mạnh trước khi chuyển sang giai đoạn nuôi thịt, nuôi hậu bị sinh sản hoặc xuất bán giống gà con. Voxivet kính chúc quý bà con thành công với cách úm gà con nhanh lớn này nhé! Nếu quý bà con cần tư vấn về thiết kế, lắp ráp chuồng trại chăn nuôi gà, vui lòng liên hệ với Voxivet qua hotline 0888.181.688 để được tư vấn giải đáp thắc mắc miễn phí nhé!

Để lại một bình luận