Làm chuồng gà đẻ trứng không hề chiếm nhiều diện tích và có thể xây dựng nhiều ô kề cạnh nhau. Tuy nhiên, chuồng xây phải thuận tiện cho việc thu hoạch trứng và công tác vệ sinh. Trong bài viết này, Voxivet sẽ hướng dẫn cho bà con 3 cách làm chuồng gà đẻ trứng cực đơn giản, tiện lợi. Giúp bà con ít tốn kém chi phí mà vẫn đạt hiệu quả chăn nuôi gà.
Mục lục bài viết
Những yêu cầu khi làm chuồng gà đẻ trứng
Chuồng nuôi gà đẻ trứng sẽ có một số đặc điểm khác so với chuồng nuôi gà tre hay gà đá. Một số lưu ý khi làm chuồng gà đẻ trứng mà bà con cần lưu ý như:
1. Chuẩn bị ổ đẻ cho gà
Ổ đẻ cho gà có thể làm từ rơm và lót lớp dày phía dưới nền chuồng. Điều này sẽ giúp trứng không bị vỡ, bể do tác động mạnh.
2. Dễ thu hoạch trứng
Chuồng gà đẻ trứng nên được thiết kế sao cho thuận tiện để bà con thu hoạch trứng. Như vậy vừa giúp bà con tiết kiệm được thời gian mà còn tránh trường hợp trứng bị gà mẹ khác mổ bể.
3. Vị trí chuồng thoáng mát
Gà là loại động vật ưa khô ráo, không thích hợp sống ở những nơi ẩm ướt. Vì thế vị trí đặt chuồng cần chọn nơi cao ráo, không đặt chung chuồng nuôi với các loại gia súc. Phía bên dưới chuồng nên được thiết kế thêm lỗ thoát nước để tránh để chuồng bị ướt. Khi đó gà sẽ dễ bị nhiễm bệnh và khó có thể đẻ trứng.
4. Thuận tiện cho việc chăm sóc
Dù bạn nuôi gà đẻ trứng, gà thịt hay gà chọi thì chuồng xây đều phải đảm bảo thuận tiện cho việc chăm sóc gà. Đặc biệt là đối với những hộ chăn nuôi quy mô công nghiệp. Bà con nên xây dựng chuồng càng dễ trong việc vệ sinh, cho gà ăn uống thì càng tốt.
5. Tính toán kích thước phù hợp
Bà con cần phải tính toán kích thước chuồng sao cho phù hợp với số lượng gà nuôi. Số lượng gà càng lớn thì chuồng càng phải rộng rãi hơn để tránh gà tranh giành lãnh thổ và dẫm đạp lên nhau.
6. Yếu tố an toàn
Yếu tố an toàn cũng cần được đặt lên hàng đầu. Xung quanh chuồng có thể xây dựng thêm rào chắn để gà không thể vượt chuồng. Cửa ra vào nên được thiết kế chắc chắn, kín đáo. Tránh để chuột hoặc rắn vào chuồng ăn trứng, tấn công gà mẹ.
Cách làm chuồng gà đẻ trứng dạng đơn
Kiểu chuồng gà dạng đơn thô sơ phù hợp với những người chăn nuôi gà số lượng ít. Bà con hoàn toàn có thể tận dụng những nguyên liệu có sẵn để xây chuồng. Tuy nhiên bà con nên lưu ý dạng chuồng này chỉ phù hợp cho gà vào đẻ hoặc ấp ứng.
Nguyên liệu
- Tre, nứa hoặc gỗ đều được
- Dây thép
- Kiềm
- Cuốc
- Tấm bolo xi măng, bao tải hoặc áo mưa cũ
Cách làm
Bước 1: Thiết kế chuồng
Chuồng gà đẻ trứng không cần diện tích quá lớn. Bà con cứ xây chuồng tầm 1 – 2m vuông là được. Lưu ý là nên lựa vị trí khuất gió, có bóng mát và khuất nắng để tiến hành.
Bước 2: Xây chuồng
Phần khung là nơi chống đỡ cho cả chuồng gà, vì thế bà con nên làm khung càng chắc chắn càng tốt. Để thực hiện, bạn dùng cuốc đào những lỗ sâu 10 – 15cm rồi chôn các cọc gỗ hoặc tre xuống đất thành hình vuông.
Sau đó, dùng dây thép để buộc các phần khung ngang lại với nhau. Dùng kiềm cắt đi những phần dây thép bị thừa. Có thể dùng một vào thanh sắt nhỏ xuyên qua mối buộc, quay nhiều vòng để siết chặt mối nối.
Cửa chuồng bà con nên thiết kế trước hoặc bên hông của chuồng để tiện việc lấy trứng. Cửa chuồng không nên làm quá nhỏ sẽ khó thu hoạch. Cũng không nên làm quá to vì gà có thể tự nhảy ra. Phần xây dựng khung là phần quan trọng nhất trong cách làm chuồng gà đẻ trứng. Phần khung phải chắc chắn thì chuồng mới sử dụng được lâu.
Bước 3: Lắp mái và bọc xung quanh
Bà con có thể dùng áo mưa hoặc bao tải cũ để lợp làm phần mái chuồng. Sau đó chèn thêm vài viên gạch, ngói để mái không bị thổi bay. Tuy nhiên, để chắc chắn, bà con nên dùng các tấm lợp bolo xi măng để lợp mái.
Đối với các mặt chuồng còn lại cũng cần được bọc kín để gà mái không bị khi đẻ hoặc ấp trứng. Ngoài ra những miếng bọc xung quanh cũng giúp gà tránh bị rắn hoặc chuột tấn công.
Cách làm chuồng gà đẻ trứng dạng tầng
Mẫu chuồng này cực kỳ phù hợp với quy mô chăn nuôi gà số lượng lớn. Chuồng gà đẻ dạng tầng sẽ không tốn nhiều diện tích do thiết kế tầng chồng lên nhau. Bà con có thể sử dụng chuồng để nuôi gà trong suốt vòng đời của chúng.
Yêu cầu duy nhất của dạng chuồng này là phải có khay hứng trứng. Trứng gà sau khi đẻ sẽ tự động được truyền ra ngoài. Tránh việc gà sẽ giẫm đạp lên trứng, bà con cũng không cần cực khổ theo dõi gà thường xuyên.
Nguyên liệu
- Khung kệ sắt chữ V
- Các thanh nan bằng sắt hoặc lưới B40
- Khay hứng trứng bằng ống PVC hoặc ống tre.
- Khay nhôm
- Dây thép
- Kìm
Cách làm
Bước 1 Tiến hành lắp khung sắt chữ V
Đầu tiên, chúng ta tạo hình khung của chuồng gà bằng các thanh sắt chữ V. Chuồng nuôi chỉ nên lắp đặt tối đa 3 tầng với tổng chiều cao từ 1.5 – 1.7m. Như vật sẽ thuận tiện cho bà con khi cho gà ăn, thu hoạch trứng và dọn vệ sinh.
Bước 2: Làm vách chuồng và nền
Bà con có thể dùng vách sắt chuồng gà có sẵn hoặc tạo vách bằng lưới B40. Sau đó cố định vách vào khung bằng dây thép chuyên dụng.
Phần nền chuồng gà nên có độ dốc khoảng 20 độ để khi gà đẻ trứng sẽ tự lăn ra. Lưu ý là độ dốc không nên quá lớn dẫn đến trứng lăn quá nhanh gây vỡ.
Bước 3: Lắp hệ thống khay hứng trứng
Có thể tận dụng các ống nhựa hoặc ống tre có kích thước to gấp 1.5 quả trứng để làm khay hứng. Sau đó cắt dọc chúng ra và lắp vào bên trong chuồng.
Bước 5: Lắp máng ăn và khay hứng phân
Máng ăn bà con có thể tận dụng ống tre hoặc nhựa để làm y hệt như khay hứng trứng. Đối với các quy mô chăn nuôi lớn thì có thể lắp đặt hệ thống máng ăn cho gà tự động. Thiết bị chăn nuôi này sẽ giúp bà con cho gà ăn dễ dàng hơn.
Cuối cùng là hệ thống khay hứng phân cho gà. Khay hứng có thể làm từ nhựa, sắt hoặc bất cứ vật liệu gì cũng được. Miễn là thuận tiện cho bạn khi tháo rời để làm vệ sinh là được nhé! Ngoài ra, bạn nên chọn khay có thành đứng khoảng 5cm để cố định phân gà trong khay tốt hơn.
Cách làm chuồng gà đẻ trứng thả vườn
Chuồng cho gà đẻ trứng thả vườn là mẫu chuồng đơn giản nhất. Bà con chỉ cần xây một ô chuồng nhỏ để khi nào gà cần đẻ trứng thì vào là được. Nếu nuôi số lượng ít có thể áp dụng cách làm chuồng gà dạng đơn thô sơ. Phía trên trong lót thêm 1 lớp rơm dày làm ổ đẻ cho gà là được.
Còn nếu quy mô chăn nuôi lớn, bà con có thể kết hợp với chuồng gà dạng tầng. Mỗi ô chỉ cần rộng khoảng 30 – 40cm và có vách ngăn giữa các ô với nhau là được. Loại chuồng gà thả vườn thường chỉ lắp 3 mặt bên và chừa mặt phía trước. Mục đích là để gà có thể ra vào thuận tiện hơn, không quá cầu kỳ như chuồng gà dạng tầng.
Trên đây là 3 cách làm chuồng gà đẻ trứng với những nguyên liệu dễ kiếm, giá thành hợp lý. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn về lắp ráp, thiết kế chuồng trại. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với Voxivet qua hotline 0888.181.688 để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất.