Thiết kế và xây dựng chuồng nuôi heo nái sẽ giúp bà con phân loại và nhận diện heo nái hậu bị, heo có chửa và nái đẻ một cách dễ dàng. Ngoài ra, với hệ thống máng ăn máng uống tự động sẽ giúp kiểm soát và phân phối thức ăn cho heo kịp thời, đủ lượng. Từ đó giúp việc chăn nuôi heo trở nên dễ dàng, hiệu quả và năng suất cao hơn. Hãy cùng Voxivet tìm hiểu ngay về 2 loại chuồng nuôi heo nái phổ biến cũng như các kỹ thuật xây dựng chuồng heo nái ngay trong bài viết ngầy hôm nay nhé!
Hai loại chuồng heo nái phổ biến theo giai đoạn phát triển
Chuồng nuôi heo nái có hai loại là chuồng nuôi đôi và chuồng đơn. Tùy theo giai đoạn sinh sản của heo nái là hậu bị, nái chửa hay nái đẻ mà bà con có thể lựa chọn loại chuồng phù hợp:
Chuồng nuôi heo nái hậu bị và nái chửa
Đây là loại chuồng đơn thích hợp cho heo nái hậu bị và heo nái chửa. Ưu điểm của loại chuồng này là thiết kế đơn lẻ, khung dàn chắc chắn và trang bị đầy đủ vật dụng chăn nuôi. Từ đó giúp bà con có thể phân loại lứa heo có gen tốt để thuận tiện cho việc phối giống.
Ngoài ra, khi heo có chửa, bà con cũng có thể dùng chuồng nuôi đơn để tách heo ra khỏi bầy. Giúp cho heo nái chửa có không gian sinh hoạt riêng để tập trung dưỡng chất nuôi con.
Bà con có thể tham khảo thông tin sản phẩm đầy đủ như sau:
- Tên sản phẩm: Chuồng heo nái đơn
- Đối tượng sử dụng: Heo nái hậu bị (heo được chọn phối giống) và heo nái mang thai (nái chửa).
- Kích thước (L * W): 2.4*1.8 mét
- Chất liệu chuồng lợn: ống thép φ32*2.5mm, hàn mạ kẽm nhúng nóng
- Vật liệu hàng rào: Tấm PVC 500 * 35mm, 740 * 35mm
Loại chuồng nuôi này cực kỳ phù hợp sử dụng trong các mô hình nuôi heo của các hộ gia đình. Với đặc điểm là diện tích trang trại nhỏ, số lượng heo nuôi ít thì giường đơn sẽ tiết kiệm diện tích hơn so với giường đôi.
Chuồng nuôi heo nái đẻ
Chuồng nuôi heo nái đẻ có thiết kế xoay ốc tiện lợi, dễ dàng di chuyển và lắp đặt. Chuồng được thiết kế với hai lồng liền kề nhau, tránh tình trạng heo mẹ ngủ đè lên heo con. Bộ thiết bị chuồng nuôi heo đẻ đã được trang bị đầy đủ các vật dụng khác như máng ăn, núm uống, thiết bị sưởi,… Đảm bảo cho heo mau khỏe trước và sau khi sinh con.
Thông tin đầy đủ của sản phẩm như sau:
- Tên sản phẩm: Giường Heo Nái Đôi
- Kích thước (L * W): 2.4*3.6 mét
- Chất liệu chuồng lợn: ống thép φ32*2.5mm, hàn mạ kẽm nhúng nóng;
- Vật liệu hàng rào: Tấm PVC 500 * 35mm, 740 * 35mm;
- Sàn heo con: Sàn nhựa 600x400MM và 600x700MM;
- Sàn Nái Đẻ: Sàn gang 600x700MM;
- Vòi uống nước cho heo con: Bát tròn SUS304;
- Núm uống mỏ vịt : núm uống có nút ngậm + ống thép không gỉ;
- Máng tập ăn: φ250MM, inox 304;
- Máng nái: 350x350x400MM, máng ăn hàn inox 304;
- Vỏ giữ nhiệt: 1320x655MM, chất liệu FRP;
- Thiết bị sưởi: Bóng hồng ngoại 250W + chụp đèn bằng nhôm đúc;
- Dầm sàn: cao 120MM, vật liệu FRP.
Cả hai loại chuồng nuôi heo này có thể áp dụng cho cả phương pháp nuôi heo trên đất hoặc nuôi trên sàn gang. Bà con hoàn toàn có thể linh hoạt trong việc lắp đặt nhé!
Nguyên tắc chung khi thiết kế chuồng nuôi heo nái
Nguyên tắc chung khi xây dựng chuồng nuôi heo nái là phải đảm bảo nhiệt độ ổn định và thuận tiện cho việc phân phối thức ăn. Ngoài ra, bà con cần tính toán thật kỹ lưỡng về mật độ nuôi heo để gia tăng hiệu quả kinh tế và tiết kiệm được chi phí khi xây dựng.
Nhiệt độ
Nhiệt độ chuồng nuôi heo nái lý tưởng nhất là từ 22 – dưới 27 độ C. Khi nhiệt độ lên cao hơn 27 độ sẽ khiến heo có tình trạng giảm ăn, sụt cân, giảm lượng sữa. Vào mùa hè thời tiết sẽ rất oi bức, bà con có thể sử dụng các tấm làm mát chuồng trại để điều hòa nhiệt độ trong trang trại. Ngoài ra, nhiệt độ nóng ấm sẽ khiến cho vi khuẩn sinh sôi và gây ra các bệnh truyền nhiễm cho heo. Điều hòa nhiệt độ trang trại tốt sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh tật.
Còn khi trời vào mùa đông thì bà con cần sử dụng thêm các thiết bị giữ ấm như đèn sưởi, máy sưởi dầu cho chuồng trại. Đặc biệt là các hộ gia đình tại miền Bắc thì càng phải lưu ý giữ ấm cho heo. Việc bị hạ thân nhiệt đột ngột có thể khiến cho heo bị tử vong vì cóng.
Bố trí mặt bằng
Vị trí được chọn để xây dựng chuồng nuôi lợn nái nên là nơi đất cao, khô ráo, thoáng mát và hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của thời tiết. Ngoài ra, nên chọn vị trí cách xa khu dân cư, đường xá để hạn chế tạp âm khiến heo bị stress. Điều này cũng sẽ phần nào giúp làm giảm sự khó chịu của người dân xung quanh khỏi mùi hôi thối từ chuồng heo. Chuồng cho heo nái cũng nên được bố trí tại nơi có nguồn nước sạch và thức ăn thuận lợi cho việc chăm sóc.
Để cho heo được phát triển toàn diện và sinh trưởng tốt thì bà con nên chọn hướng chuồng là đông hoặc đông nam. Đây là hướng mặt trời mọc, vào buổi sáng những tia nắng mặt trời sẽ chiếu vào chuồng trại. Có như vậy thì heo mới có thể được sinh trưởng tốt và luôn luôn khỏe mạnh.
Diện tích chuồng
Diện tích chuồng nuôi lợn nái sẽ thay đổi tùy theo diện tích trang trại và số lượng heo nuôi. Tuy nhiên, thông thường chuồng sẽ có kích thước tiêu chuẩn là 1,8 x 2,4m. Theo kinh nghiệm của các chủ trang trại nuôi heo, diện tích sinh hoạt tầm 4m vuông sẽ đủ cho heo hoạt động. Đối với các trang trại lớn theo quy mô công nghiệp thì không gian sinh hoạt của heo sẽ bị thu hẹp lại. Loại chuồng này sẽ chỉ đủ cho heo đi lên xuống chứ không thể quay đầu được.
Kỹ thuật làm chuồng heo nái đơn giản
Kỹ thuật làm chuồng heo nái đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm cũng như công sức bỏ ra để có thể xây dựng được. Bà con cần phải lưu ý đến các chi tiết như nền chuồng, tường, lối đi cũng như các trang thiết bị cần có. Từ đó giúp cho heo có một không gian sinh sống đầy đủ tiện nghi và chuẩn bị cho những đợt sinh đẻ tiếp theo.
Xây dựng nền chuồng
Nền chuồng heo nái cần đảm bảo được hai yếu tố là thoát phân dễ dàng và chịu được tải trọng của heo. Tránh tình trạng lún sụt sàn lợn nái đẻ trong chăn nuôi. Bà con có thể sử dụng tấm lót nhựa hoặc tấm đan bê tông lót sàn để làm nền chuồng. Hai loại miếng lót chuồng này đều có khả năng chịu tải trọng từ 600 đến 1000kg, cực kỳ phù hợp cho các trang trại nuôi heo số lượng lớn. Ngoài ra, bề mặt sản phẩm được thiết kế với nhiều rãnh thoát phân giúp hạn chế tình trạng phân tắc nghẽn gây ô nhiễm môi trường sống.
Mái chuồng
Những chuồng heo nái chất lượng cần phải được lợp mái bằng tôn lạnh hoặc bằng ngói. Độ dốc của mái cần được thiết kế nghiêng và vừa đủ để tránh được tình trạng: dột, ẩm ướt. Phần mái tốt nhất nên có độ cao từ 3m trở lên tính từ mặt đất. Điều này sẽ giúp tạo sự thông thoáng và mát mẻ cho chuồng trại. Sự nóng bức và ngột ngạt sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của đàn lợn nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng.
Các trang thiết bị
Trong từng chuồng nuôi heo nái nên được trang bị đầy đủ các thiết bị chăn nuôi như máng ăn, núm uống, thiết bị sưởi,… Điều này sẽ giúp cho việc chăn nuôi của bà con trở nên dễ dàng hơn. Giúp cho heo luôn được phân bổ thức ăn và nước uống kịp thời, đảm bảo quá trình sinh sản diễn ra thuận lợi.
Chi phí làm chuồng nuôi heo nái là bao nhiêu?
Chi phí xây dựng chuồng heo sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như số lượng chuồng nuôi, diện tích xây dựng, nhà phân phối sản phẩm,… Nếu bạn vẫn còn đang đau đầu suy nghĩ làm sao để xây dựng một trang trại nuôi heo phù hợp với diện tích, cung cấp đủ số chuồng nuôi cho heo hãy liên hệ ngay với Voxivet!
Chúng tôi là nhà tư vấn thiết kế, xây dựng chuồng trại nuôi heo trên toàn quốc. Với kinh nghiệm lâu năm và cơ hội được tiếp xúc với hơn hàng trăm khách hàng là chủ các trang trại heo nái lớn. Chúng tôi hoàn toàn hiểu được những băn khoăn, trăn trở của bạn. Từ đó Voxivet sẽ giúp bạn giải đáp bài toán kinh tế làm sao để sở hữu một trang trại chăn nuôi tốt và phù hợp với ngân sách. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các cách sau:
CÔNG TY SXTM DV TBCN VOXIVET
- Chi nhánh 1: 60 Đường số 1, Tân Thành, Tân Phú, TPHCM
- Chi nhánh 2: 562-564 Nguyễn Văn Linh, P Trương Quang Trọng, TP Quảng Ngãi
- Hotline (24/7): 0888.181.688
- Email: voxivet@gmail.com
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.