Hệ thống máng ăn tự động cho gà sử dụng loại máng có ô chia ngăn. Thức ăn sẽ được vận chuyển hoàn toàn tự động bằng trục từ bồn chứa. Nhờ được bảo quản trong bồn kính nên thức ăn sẽ giữ được lâu hơn và cung cấp kịp thời, vừa đủ cho vật nuôi. Giúp bà con tiết kiệm tối đa chi phí và công sức trong chăn nuôi gia cầm.
Lợi ích khi sử dụng máng ăn tự động cho gà
Chăn nuôi gà nói riêng và gia cầm nói chung cần phải được tính toán cẩn thận để tối đa hóa công suất. Vì thế hệ thống máng ăn tự động được sử dụng rất rộng rãi tại các trang trại lớn. Trang trại có diện tích từ 200m² trở lên là đã có thể lắp được hệ thống máng ăn tự động.
Việc lắp đặt hệ thống đường ăn tự động cho gà sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho bà con chăn nuôi như:
- Giúp cung cấp lượng thức ăn vừa đủ và kịp thời cho vật nuôi.
- Tiết kiệm sức lực và giảm chi phí nhân công.
- Tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí và rơi vãi thức ăn ra nền chuồng.
- Tiết kiệm chi phí đầu tư các công cụ, dụng cụ chăn nuôi khác.
- Có thể thay đổi lượng thức ăn tùy theo quá trình sinh trưởng của vật nuôi mà vẫn giữ nguyên hệ thống đường ăn.
- Hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho vật nuôi từ việc ăn thức ăn rơi vãi trên nền đất.
Hệ thống máng ăn tự động cho gà bao gồm những gì?
Hệ thống đường ăn tự động cho gà bao gồm rất nhiều bộ phận cấu thành. Trong đó có 4 bộ phận chính là nơi chứa cám, tải cám, nâng hạ và các thiết bị điện tử.
1. Bộ phận chứa cám: Bồn đựng cám, máng ăn.
- Máng ăn cho gà
Máng ăn tự động cho gà được làm tự nhựa nguyên sinh có độ bền cao. Nan máng bao gồm 8 – 14 nan, ngăn cách thành nhiều ngăn nhỏ để thoát thức ăn. Sản phẩm được làm từ nhựa nên bà con dễ lau chùi, vệ sinh mà không lo hư hỏng dù có va đập mạnh.
Máng ăn tự động cũng có rất nhiều loại riêng biệt, tùy theo từng tiêu chí của trại và giống gà được nuôi dưỡng mà bạn hãy chọn loại máng ăn cho phù hợp nhất.
- Toa chứa cám
Toa chứa cám được sản xuất bởi vật liệu chất lượng có độ bền cực cao. Thân máy được làm bằng vỏ sắt mạ kẽm 275g/m3 với khả năng tách rời, dễ dàng tháo lắp và nâng cấp dung lượng chứa.
Bồn chứa cám có sức chứa từ 2.7 đến 33.5 tấn cám, tùy theo tổng số lượng gà được chăn nuôi mà bạn hãy lựa chọn toa cám có sức chứa phù hợp. Trung bình gà trong giai đoạn đang lớn cần sử dụng 100gr cám mỗi ngày. Nếu bạn nuôi 10.000 con gà thì tổng số cám cần sử dụng cho 1 ngày là 10.000 x 100 = 1.000.000gr = 1 tấn cám. Vậy suy ra bạn chỉ cần dùng toa tổng có sức chứa 2.7 tấn là vừa đủ.
2. Bộ phận tải cám: Motor 3 pha, ống dẫn cám, lò xo tải cám.
3. Bộ phận nâng hạ: Tời quay tay, hệ thống buli dây cáp nâng hạ điều chỉnh cao thấp của máng ăn.
4. Các thiết bị điện tử: Cảm biến thông minh, tủ điều khiển.
Ngoài ra bà con còn có thể lắp thêm hệ thống chống gà nhảy lên đậu, silo tổng ngoài chuồng. Đa phần chỉ có những trang trại lớn mới lấp thêm các bộ phần này. Còn đối với những trang trại vừa và nhỏ thì có thể lựa chọn lắp hoặc không đều được.
Các bước lắp đặt hệ thống đường ăn tự động cho gà
Căn cứ vào đặc điểm của vật nuôi và chuồng trại mà bà con hãy lắp đặt hệ thống máng ăn phù hợp. Trước khi lắp đặt cần tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo hệ thống hoạt động trơn tru. Giúp cung cấp đầy đủ thức ăn cho vật nuôi kịp thời và thuận tiện cho quá trình chăm sóc.
Trên thực tế, các bước lắp đặt hệ thống đường ăn tự động khá đơn giản và nhanh gọn. Chỉ từ 1 – 2 ngày là đã có thể hoàn tất quá trình thi công với 4 bước như sau:
- Bước 1: Thiết kế vị trí lắp đặt và số đường ăn phù hợp với trại
Đầu tiên, bà con cần tính số lượng đường ăn uống phù hợp với quy mô chuồng nuôi cũng như mật độ nuôi gà. Tiếp theo chia chuồng thành các đường dọc có khoảng cách bằng nhau. Thông thường đường ăn sẽ ở giữa hai đường nước. Chẳng hạn có 3 đường ăn thì sẽ có 4 đường nước trong một chuồng.
- Bước 2: Lắp đặt hệ thống nâng hạ đường ăn tự động
Tiếp theo sẽ lắp đặt hệ thống nâng hạ đường ăn tự động bằng tời quay tay. Hệ thống này sẽ giúp bạn điều chỉnh độ cao – thấp của đường ăn. Giúp bạn nâng đường ăn lên cao dễ dàng khi cần bắt gà hoặc dọn dẹp chuồng. Ngoài ra, mục đích chính của hệ thống nâng hạ là thay đổi độ cao của đường ăn phù hợp cho từng độ tuổi của gà. Giúp gà ăn uống thuận tiện và dễ dàng hơn.
- Bước 3: Lắp đặt đường truyền cám từ toa tổng tới các máng ăn
Bồn chứa cám là một bộ phận quan trọng khi lắp đặt đường ăn tự động. Toa tổng sẽ được đặt ở đầu chuồng, bạn chỉ cần đổ đầy cám vào bồn chứa đó là được. Thông qua đường truyền, cám sẽ được kéo đến các máng ăn nhỏ trên hệ thống.
Gà giai đoạn lớn mỗi ngày trung bình sẽ sử dụng 100gr cám. Bạn cứ nhân cho tổng số gà trong chuồng thì sẽ biết được cần dùng toa tổng có sức chứa bao nhiêu.
- Bước 4: Lắp đặt hệ thống điều khiển, cảm biến tự động
Hệ thống cảm biến và hẹn giờ cho ăn tự động sẽ giúp bà con giảm thiểu sức lao động rất nhiều. Bạn chỉ cần đổ đúng lượng cám cho cần thiết cho gà vào bồn chứa. Đến giờ hẹn máy sẽ tự động bật và phân bổ cám đến các máng ăn trong hệ thống. Đảm bảo gà của bạn luôn được ăn đúng giờ và đủ lượng thức ăn cần thiết.
Chi phí lắp đặt hệ thống máng ăn tự động cho gà
Chi phí lắp đặt hệ thống máng ăn tự động cho gà sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như số máng ăn cần lắp đặt, quy mô chuồng trại và mật độ nuôi. Bạn có thể đặt mua vật tư và tự lắp ráp tại nhà để tiết kiệm chi phí.
Voxivet là hiện đang cung cấp đầy đủ các dụng cụ và thiết bị chăn nuôi. Hỗ trợ và con trong việc lắp ráp chuồng trại và chăm sóc vật nuôi. Sản phẩm máng ăn cao cấp của Voxivet có độ bền cao và mức giá ưu đãi nhất trên thị trường.
Ngoài ra Voxivet còn có dịch vụ tư vấn và lắp ráp chuồng trại chọn gói theo yêu cầu. Với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, có tay nghề, chuyên môn cao. Voxivet tự hào mình là một trong những đơn vị thi công lắp ráp chuồng trại được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn.
Để nhận được báo giá chi tiết về lắp đặt hệ thống đường ăn tự động cũng như chi phí trọn gói lắp ráp chuồng trại. Bạn hãy liên hệ với Voxivet qua các cách sau:
TƯ VẤN THIẾT KẾ LẮP RÁP CHUỒNG TRẠI VOXIVET
- Địa chỉ: 60 Đường số 1, Tân Thạnh, Tân Phú, TP.HCM.
- Hotline: 0888 181 688
- Email: voxivet@gmail.com
Reviews
There are no reviews yet.